Máy lọc không khí là thiết bị quan trọng giúp cải thiện chất lượng không gian sống, đặc biệt là trong môi trường ô nhiễm. Tuy nhiên, để máy hoạt động hiệu quả, việc sử dụng đúng cách là điều cần thiết.
Trong bài viết này, Điện máy Vũ Hoàng sẽ chia sẻ những kinh nghiệm hữu ích giúp bạn tận dụng tối đa khả năng lọc không khí của máy, từ cách chọn vị trí đặt máy đến các lưu ý trong quá trình sử dụng.
Vị trí đặt máy lọc không khí phù hợp
Để đảm bảo máy hoạt động hiệu quả, bạn nên đặt máy ở nơi có không gian thông thoáng và ít vật cản. Đặc biệt, với cấu tạo có cửa hút không khí phía dưới và hai bên, bạn cần tránh đặt máy quá gần tường hay các vật dụng như tủ quần áo, bàn ghế, tối thiểu là 30cm để không làm cản trở luồng không khí.
Nếu phòng có điều hòa, bạn có thể đặt máy lọc không khí ở vị trí dưới luồng gió của điều hòa để giúp luân chuyển không khí tốt hơn và tăng hiệu quả lọc.
Đồng thời, nên chọn một vị trí ổn định, bằng phẳng để tránh rung lắc, đồng thời tránh đặt máy ở gần nguồn nước hoặc các thiết bị tỏa nhiệt để bảo vệ tuổi thọ của máy.
Khoảng cách lý tưởng để đặt máy là cách tường từ 20 – 90cm và cách trần ít nhất 50cm để khí thải không làm bẩn tường hay sàn nhà. Tránh treo máy quá cao, khoảng cách tối ưu là từ 1.2m đến 1.6m so với mặt đất, để đảm bảo máy hoạt động tối ưu.
Chọn máy lọc không khí có công suất phù hợp
Mỗi máy lọc không khí đều được thiết kế để xử lý một diện tích phòng nhất định, do đó, việc chọn máy có công suất phù hợp sẽ đảm bảo không gian sống của bạn luôn trong lành mà không tốn kém quá nhiều điện năng.
Đầu tiên, bạn cần xác định diện tích phòng mà bạn muốn sử dụng máy lọc. Nếu chọn máy có công suất quá nhỏ so với diện tích phòng, máy sẽ không thể lọc không khí hiệu quả, không đạt được chất lượng không khí mong muốn và đôi khi còn làm giảm tuổi thọ của máy.
Ngược lại, máy có công suất quá lớn so với diện tích phòng cũng gây lãng phí điện năng và chi phí vận hành. Vì vậy, chọn máy có công suất lớn hơn diện tích phòng khoảng 30% là giải pháp tối ưu.
Bên cạnh đó, bạn cũng cần chú ý đến mức công suất hoạt động của máy. Khi máy có công suất phù hợp với diện tích phòng, bạn sẽ không phải bật máy ở mức công suất cao nhất mà vẫn có thể lọc không khí hiệu quả, tiết kiệm điện và kéo dài tuổi thọ cho thiết bị.
Thông thường, khi máy chạy ở mức công suất trung bình từ 7W đến 10W, nó sẽ đủ khả năng xử lý không khí trong phòng mà không gây tốn kém điện năng.
Sử dụng chức năng phù hợp của máy lọc không khí
Nhiều người nghĩ rằng sử dụng máy lọc không khí ở mức công suất cao nhất sẽ làm không khí sạch hơn, nhưng điều này không đúng. Mỗi tình trạng không khí cần mức lưu lượng phù hợp.
Nếu không khí trong phòng không quá bẩn, bật máy ở mức thấp hoặc trung bình cả ngày sẽ giúp tiết kiệm điện. Khi không khí ô nhiễm nặng, có thể bật máy ở mức cao nhất để lọc sạch hiệu quả.
Đối với máy có chức năng tạo ozone, chỉ nên bật trong thời gian ngắn, tránh bật cả ngày vì mùi khó chịu và ảnh hưởng đến sức khỏe.
Không bật máy lọc không khí 24/7
Việc bật máy lọc không khí liên tục suốt 24 giờ mỗi ngày nghe có vẻ là cách tốt nhất để đảm bảo không khí luôn sạch, nhưng thực tế thì không hoàn toàn như vậy. Sử dụng máy không đúng cách có thể dẫn đến lãng phí điện năng, hao mòn linh kiện, và rút ngắn tuổi thọ của thiết bị.
Máy lọc không khí, giống như nhiều thiết bị điện khác, cần được nghỉ ngơi định kỳ để tránh quá tải. Khi hoạt động liên tục, các bộ phận như quạt gió, động cơ và đặc biệt là bộ lọc sẽ phải làm việc hết công suất trong thời gian dài, dễ bị tích tụ bụi bẩn và giảm hiệu suất lọc. Việc này không chỉ khiến máy lọc không khí kém hiệu quả hơn mà còn có thể gây ồn và làm tăng chi phí vận hành không cần thiết.
Trong điều kiện không khí bình thường, khi không có người trong phòng hoặc khi môi trường đã đủ sạch, bạn hoàn toàn có thể tắt máy để tiết kiệm điện và giúp máy “nghỉ ngơi”. Ngược lại, vào những thời điểm ô nhiễm tăng cao – chẳng hạn như khi nấu ăn, có mùi lạ, hoặc vào mùa bụi mịn – việc bật máy lọc sẽ cần thiết hơn để đảm bảo chất lượng không khí trong lành.
Ngoài ra, bạn có thể cân nhắc sử dụng máy lọc không khí có cảm biến bụi mịn hoặc chế độ tự động. Những model này sẽ tự điều chỉnh công suất lọc theo chất lượng không khí, giúp tiết kiệm năng lượng mà vẫn đảm bảo hiệu quả lọc tối ưu.
Vệ sinh máy lọc không khí thường xuyên
Để máy lọc không khí hoạt động bền bỉ và giữ được hiệu suất tối ưu, bạn cần chú ý vệ sinh định kỳ theo các lưu ý sau:
- Vệ sinh máy định kỳ 1- 2 tháng/lần: Đây là khoảng thời gian hợp lý để loại bỏ bụi bẩn tích tụ trên các màng lọc và bề mặt máy.
- Thay màng lọc mới sau mỗi 2 năm: Việc thay thế màng lọc định kỳ giúp đảm bảo máy không bị tắc nghẽn, giữ được hiệu quả lọc bụi, vi khuẩn và mùi hôi.
- Vệ sinh đúng cách từng loại màng lọc:
- Màng lọc thô có thể tháo ra và rửa bằng nước sạch, phơi khô tự nhiên.
- Màng lọc than hoạt tính và màng HEPA nên dùng máy hút bụi hoặc chổi nhỏ để vệ sinh, tránh rửa bằng nước.
- Vệ sinh vỏ máy và mặt sau: Lau nhẹ nhàng bằng khăn mềm để tránh trầy xước, đồng thời loại bỏ bụi bám ở các khe hút gió.
- Không cần dụng cụ chuyên dụng: Hầu hết các máy lọc không khí đều được thiết kế dễ tháo lắp, bạn hoàn toàn có thể tự vệ sinh tại nhà.
Việc duy trì lịch vệ sinh đều đặn sẽ giúp kéo dài tuổi thọ thiết bị và đảm bảo không khí trong phòng luôn sạch sẽ, dễ chịu.
Kết:
Trên đây là toàn bộ thông tin hữu ích về kinh nghiệm dùng máy lọc không khí hiệu quả và lâu bền tại nhà. Nếu có nhu cầu tìm mua các sản phẩm máy lọc không khí, vui lòng liên hệ Điện máy Vũ Hoàng qua hotline 0965.356.499 để được tư vấn hoàn toàn miễn phí.
>>>Xem thêm: Bỏ túi 5+ cách sửa máy lọc không khí đơn giản tại nhà